Bạn có thể tìm thấy khá nhiều phương pháp học đàn organ trên internet hoặc các lớp học đàn. Các phương pháp này không ít thì nhiều cũng sẽ giúp con đường học tập của bạn từng bước tiến đến thành công.
Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng giúp bạn học đàn một cách nhanh nhất. Muốn học đàn organ nhanh phải có hoc đúng phương. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu bạn một vài phương pháp nho nhỏ giúp con đường học tập của bạn trở nên ngắn và dễ dàng hơn.
Đầu tiên, bạn xác định nốt nhạc trên phím đàn và trên bản nhạc
Tiếp theo, chuẩn bị cây đàn organ, sách Nhạc lý căn bản (có bán tại các nhà sách trên toàn quốc). Và cuốn sách học đàn organ có bản nhạc và hợp âm.
- Bước đầu tiên khi tập một tác phẩm hoàn toàn mới, bạn hãy làm theo thứ tự nhé. Đó là đọc nốt nhạc, xác định tên nốt nhạc và vị trí nốt nhạc trên khuôn nhạc.
- Tiếp theo là xác định nhịp và gõ nhịp. Bạn phải nắm vững nhịp từ ban đầu thì bất lỳ bản nhạc nào bạn cũng có thể tập dễ dàng được.
Cách tính nhịp theo thứ tự như sau:
Nốt đen = 1 phách đập ( đập xuống và nhấc lên).
Nốt trắng = 2 phách đập = 2 nốt đen ( đập xuống và nhấc lên)2 lần.
Nốt tròn = 4 phách đập = 2 nốt tròn = 4 nốt đen (đập xuống và nhấc lên) x 4 lần.
Nốt móc đơn = ½ phách ( đập xuống hoặc nhấc lên).
Nốt móc kép = ¼ phách ( đập xuống đàn 2 nốt, nhấc lên đàn 2 nốt).
Một lưu ý đó là bạn nên tập nốt đen cho quen và đều nhịp, sau đó mới học nốt trắng, nốt tròn, nốt móc đơn, móc kép nhé. VÌ nốt đen = 1 phách, chúng ta sẽ dễ nhớ và dễ gõ nhịp hơn mấy âm hình nốt kia.
- Tiếp theo là tập tay phải, bạn nhớ là vừa đàn tay phải vừa đọc nốt và nhịp chân luôn nhé. Như vậy, bạn vừa nhanh nhớ nốt, nhớ nhịp và lại nhớ giai điệu của tác phẩm đó nữa. Tập sao cho đàn lưu loát, không vấp không khựng thì mới xong tay phải nhé.
-
Tập hợp âm tay trái, bạn nên tập theo số ngón nhất định khi đàn hợp âm nào đó, như vậy bạn sẽ tạo một thói quen, quán tính cho hợp âm đó và khi gặp hợp âm mình sẽ đàn nhanh theo phản xạ được.
Một lưu ý nhỏ nữa là bạn nên chuyển hợp âm trong một quãng 8, không nên chuyển xa bạn sẽ dễ đàn sai và khó chuyển hơn. Vì bạn hoàn toàn có thể đàn ở những thể đảo của hợp âm mà hiệu quả là giống nhau, chứ không giống như ở đàn piano. - Ghép 2 tay. Đây là bước quan trọng và bạn sẽ gặp nhiều khó khăn ở bước này. Nếu bạn tập tay phải, hợp âm tay trái thật nhuần nhuyễn thì đến bước này bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Lưu ý là bạn nên ghép thật chậm, vừa đàn vừa hát nốt ở phần tay phải (giai điệu). Như vậy bạn sẽ dễ nhớ bản nhạc mà ghép 2 tay lại dễ dàng và nhanh hơn nữa.
- Cuối cùng bạn đàn bản nhạc với nhạc đệm, nếu bản nhạc là điệu boston hay waltz hay baladde… thì bạn nên tìm nhạc đệm trong đàn rồi mở tempo phù hợp để tập. Hiệu quả nhất vẫn là tập từ chậm đến nhanh, khoảng tempo 50 trở đi, mỗi lần đàn được bạn tăng 5 số, nếu khó thì tăng ít hơn 2 hay 3 số cho phù hợp với khả năng của bản thân.
Điểm bạn cần lưu ý nữa là: nhịp phách của từng bài, phách mạnh và phách yếu ở mỗi ô nhịp. Bạn nên nhấn rõ vào phách mạnh, nhấn nhẹ ở phách yếu và nhấn rõ vào các nốt có đảo phách. Còn với các nét chạy nhanh và chùm 3 thì nên nhấn rõ vào các nốt đầu của mỗi chùm móc kép và nốt đầu của chùm 3. Việc này sẽ giúp ghép với nhịp trống dễ dàng hơn.