Đàn violin là một thế giới nhiều màu sắc thỏa mãn nhu cầu của những người đam mê nhạc cổ điển, bên cạnh những bạn chọn chơi đàn violin để thư giãn góp phần làm mới bản thân thì không ít người lại xac định lâu dài với môn nghệ thuật này, tuy nhiên cho dù học với mục đích gì đi chăng nữa thì việc tìm hiểu về đàn cũng rất cần thiết.
Khi giảng dạy về một loại nhạc cụ nào thì bạn cũng cần biết cho mình về cấu tạo cũng như thành phần của loại nhạc cụ đó như thế nào, khi tìm hiểu về violin thì việc học đàn violin cũng trở nên dễ dàng hơn với các học viên của mình.
Thân đàn: Hộp đàn hầu như được làm toàn bộ bằng gỗ, mặt trước làm bằng gỗ vân sam còn mặt sau, hai bên cổ làm bằng gỗ thông, nếu bạn nhìn từ phía trước, thân đàn có thể chia làm ba bộ phận đó là phần trên, phần dưới nở rộng và phần giữa hẹp giới han bởi hai chữ C quay lung vào nhau, hai khe hình chữ S và tấm nâng nằm ở gần như chính giữa thân đàn.
Chốt mắc dây và chân đế đàn violin: Chốt mắc dây gắn ở phần dưới thân đàn, chốt này theo truyền thống được làm bằng gỗ mun hoặc các loại gỗ khác có màu tối nhưng ngày nay có thể làm bằng nhựa haowjc các vật liệu tổng hợp, chốt vừa dùng để gắn dây với thân đàn, vừa có thể sử dụng để lên dây với biên độ hẹp và độ chính xác cao.
Cổ, hộp chốt, cuộn xoắn ốc: Phía trên thân đàn, tiếp đến là hộp chốt và cuộn xoắn ốc, cổ đàn, hộp chốt và cuộn xoắn thường được tác từ một mảnh gỗ nguyên, gắn liền với cổ đàn và kéo dài xuống đến phần giữa của thân đàn là bàn phím, bàn phím được làm từ một thanh gỗ, thường là gỗ thông, được đẽo cong về hai bên và được dán lên cổ đàn, nơi tiếp nối giữa bàn phím và hộp chốt có một mảnh gỗ nhỗ lên đỡ lấy dây đàn gọi là mấu, hộp chốt có bốn chốt lên dây, cuộn xoắn ốc là một bộ phận truyền thống của các nhạc cụ dây, người ta thường dùng gỗ mun để làm các chốt lên dây, bàn phim và mấu, ngoài ra có thể dùng các loại gỗ khác có màu tối như hoàng dương hoặc hồng mộc.
Ngựa đàn, hai khe chữ S: Ngựa đàn là một mảnh gỗ hoặc nhựa nâng dây đàn lên khỏi mặt đàn và truyền dao động của dây đến cột trụ, thanh dọc bên trong, ngựa đàn không bị gắn chặt vào thân đàn mà được các dây đàn giữ ở đúng vị trí, các khe của hình chữ S ở hai bên ngựa đàn làm nhiệm vụ cho không khí đi vào và đi ra khỏi hộp đàn tạo nên âm thanh, ngoài ra các khe hình chữ S còn cho phép tiếp cận với những phần bên trong hộp đàn nếu cần sửa chữa.
Cấu tạo bên trong đàn violin: Bên trong đàn có hai bộ phận quan trọng đó là que chống và thanh dọc, que chống bị kẹp giữa mặt trước và sau của đnà, còn thanh dọc thì được dán lên phía trong của mặt trước, song song với dây đàn, ngoài chức năng tăng cường sức tăng cường sức chịu lực của mặt đàn, hai bộ phận trên còn có tác dụng truyền dao động của dây xuống hộp đàn.
Dây đàn: Trước kia dây đàn violin được làm từ ruột ngựa hoặc trâu, bò, cừu, ngày nay dây đàn có thể làm bằng ruột động vật, thép hoặc các vật liệu tổng hợp được bọc ngoài bởi dây kim loại, dây mi thường không được bọc ngoài, và làm bằng thép trần được mạ vàng.
Vĩ đàn: Cấu tạo chính của vĩ bao gồm stick, hair and tension screw. Stick là thành dài tùy theo cỡ đàn mà vĩ kéo của bạn có độ dài khác nhau 2/4, 3/4 hay 4/4. Với trẻ em thường dùng cỡ nhỏ 1/4, 2/4 còn người lớn thường chơi cỡ 3/4 hoặc 4/4.Được làm bằng gỗ nhẹ và một số làm bằng chất dẻo cứng. Hair là phần lông vĩ, trước đây bộ phận này thường được làm bằng lông đuôi ngựa, nhưng phần lớn lông vĩ ngày nay thường được làm bằng chất liệu ni nông, hóa học có tình đàn hồi và khả năng sử dụng cao hơn. Tension screw là bộ phận khỗng tĩnh với cấu tạo xoáy để giúp bạn điều chỉnh độ căng trùng của dây vĩ (thường thì không nên để hair quá căng dễ làm đứt hoặc nhờn tension screw.
Nhìn thì khá phức tạp tuy nhiên để có thể tham gia lớp học đàn violin hiệu quả việc nên làm là tìm hiểu cấu tạo của đàn thật kỹ, đồng thời việc này cũng giúp ích cho bạn có thể sửa chữa hay lên dây đàn khi xảy ra sự cố.