Lên dây đàn là công việc cần phải làm đối với các nhạc cụ có dây bởi dây đàn sẽ bị trùng sau một thời gian, các nốt không còn chính xác nữa. Phanxicô xin chia sẻ đến những ai quan tâm về những điều chú ý khi lên dây đàn cho bạn tham khảo.
Đối với bất kỳ loại piano nào dù cơ hay điện thì với số lượng dây, lực căng dây bên trong rất lớn dù có thiết kế tốt như thế nào vẫn không tránh khỏi việc dây đàn dễ bị sai lệch.
Những nguyên nhân làm dây đàn piano bị sai lệch
Có rất nhiều nguyên nhân khiến dây đàn bị sai lệch so với vị trí ban đầu, nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:
Do quá trình vận chuyển: Hiện nay, ở Việt Nam chưa có thiết bị vận chuyển đàn nào chuyên dụng, hầu hết là bê lên, bê xuống bằng tay, di chuyển bằng xe đẩy, xe tải,… trong khi đó lực căng dây rất lớn nên khi các bộ phận đàn bị rung dây sẽ bị sai lệch, tuy nhiên có những loại đàn tốt, sự sai lệch sẽ ít hơn nên khi chơi ta không nhận ra được, nhưng chắc chắn một điều rằng sau khi vận chuyển bạn càn yêu cầu kỹ thuật lên dây đàn piano lại ngay. Những điều này bạn sẽ được các thầy cô chia sẻ lại kinh nghiệm khi tham gia các khóa học đàn piano.
Đàn bị trùng dây do môi trường thay đổi: Đàn piano đặc biệt là piano cơ chủ yếu là gỗ, mọi người hay bị nhầm lẫn là gỗ nguyên khối nhưng thật ra hầu hết là ván ép cao cấp nên rất dễ chịu tác động của môi trường như nhiệt độ, đặc biệt là độ ẩm khiến cho tuổi thọ của đàn bị giảm, vì thế cần đặt đàn ở nơi có nhiệt độ và độ ẩm ổn định, nếu có điều kiện bạn nên găn thêm ống sấy.
Nguyên nhân do đàn tự sai: Có thể bạn đặt đàn trong môi trường hoàn hảo thế nào nhưng cũng có trường hợp tự bản thân nó để lâu cũng sẽ xuống dây. Nhất là những cây đàn mới khi pin giữ dây chưa được ổn định sẽ xuống rất mau, việc này cũng giống như đàn guitar bạn thay dây dù có lên đúng cao độ một vài ngày sau nó cũng tự xuống.
Tần xuất chơi piano nhiều: Điều này khá dễ hiểu, đặc biệt khi chơi các bài có tiết tấu nhanh, hung mạnh dây sẽ có xu hướng bị đập với lực rất lớn và sai lệch sẽ sảy ra. Trong các buổi hòa nhạc việc lên dây đàn rất quan trọng, cần đánh mạch khi lên dây, kiểm tra và chỉnh đi chỉnh lại nhiều lần để đảm bảo độ ổn định của dây đó là lý do vì sao chi phí lên dây đàn biểu diễn thường khá là cao.
Hướng dẫn cách lên dây đàn piano đúng chuẩn
Nhiều người thường nghĩ rằng lên dây đàn piano cần nghệ sĩ giỏi học từ nhạc viện, lỗ tai phải thính, nhưng thật ra không phải vậy một người bình thường cũng có thể trở thành thợ lên dây đàn giỏi nếu chịu khó học hỏi, luyện tập,… Dưới đây Phanxico sẽ giới thiệu một số lý thuyết, dụng cụ cũng như phương pháp chỉnh dây cho bạn tham khảo:
Lý thuyết: Để nói hết các lý thuyết sẽ rất dài dòng nên những ý dưới đây sẽ tóm gọn lại một vấn đề chính như sau: Những khái niệm cung, nửa cung, quãng, vị trí các nốt nhạc trên đàn piano hầu như ai quan tâm đều sẽ biết những điều này. Cứ hai phím kế nhau trên đàn piano sẽ cách nhau nửa cung (semitone), 12 nửa cung như vậy sẽ tạo thành 1 quãng tám (octave) nhìn trên bàn phím bạn có thể thấy cứ sau 12 phím thì hình dạng bố trí phím lại được lặp lại. Trong âm nhạc người ta note A4 với tần số 440hz làm chuẩn.
Tìm hiểu đặc tính vật lý của âm nhạc
Đối với nhạc cụ nào cũng vậy, không chỉ riêng gì piano cứ hai nốt cách nhau nửa cung thì tỉ lên tần số là 21/12. Vd: note A4 có tần số 440hz thì note A4# là 21/12x440hz = , hay A4#/ A4 = 21/12 tương tự với C C# hay G G#…
Hai nốt cách nhau 1 quang tám (1 octave) thì tần số gấp đôi ví dụ note A4 có tần số 440hz thì A5 là 880hz. Từ ngữ trong chuyên môn người lên dây gọi là khoảng cao độ chênh lệch Cent, hai note cách nhau nửa cung 100cent. Khi một note nhạc được đánh ngoài tần số cơ bản f được phát ra còn có họa âm với tần số 2f, 3f … cùng đồng thơi phát ra gọi là harmonics.
Lý thuyết thì chúng ta nhìn thấy những con số tròn trịa như vậy nhưng thực tế do dây đàn có độ cứng khác nhau và không thể đều trên mỗi sợi nên sẽ tạo ra những tần số và họa âm không giống với lý thuyết toán học và được gọi là Inharmonicity.
Sự khác nhau giữa lý thuyết và thực tế được thể hiện trên đo đạc cụ thể kết quả ở dưới hình sau:
Vì thế khi lên dây đàn người ta sẽ lên chuẩn các nốt trong một quãng 8 ở phần giữa piano thường là từ f3 đến e4 gọi là một temperament, nếu các note cách đều nhau theo tỉ lệ 21/12thì sẽ gọi là Equal temperament.Tuy nhiên nếu như vậy âm thanh sẽ không hay bởi do độ cứng dây nên thực tế người ta sẽ chỉnh một Unequal Temperament sẽ chuẩn, hay hơn. Để có một Temperament bạn có thể sử dụng may hoặc tai, dùng tai thì cần có âm thanh chuẩn để so sánh, âm so sánh thường là La A4 tần số 440 Hz, còn dùng máy thì có nhiều bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng trên điện thoại.
Giới thiệu các dụng cụ lên dây đàn
Để có thể lên dây đàn bạn cần chuẩn bị tối thiểu những dụng cụ sau: búa lên dây, dây nỉ, miếng mút chặn âm, thanh la, máy lên dây hoặc app android.
Việc lên dây đàn với người mới tham gia các khóa học đàn piano là khá khó, chính vì thế bạn nên nhờ những kỹ thuật viên ở những cửa hàng bán đàn uy tín để có thể lên dây giúp bạn nhé.
Xem thêm: Cách bấm hợp âm guitar cơ bản nhất.