Luyện tư thế ngồi đúng chuẩn khi chơi đàn organ

Việc luyện tập thêm  ở nhà sau những buổi học đàn organ là rất cần thiết, tuy nhiên việc đầu tiên bạn cần chú ý tới là xem mình có ngồi đúng tư thế không? Việc không ngồi đúng tư thế sẽ gây ra rất nhiều bất lợi cho bạn. Dưới đây bạn có thể học cách ngồi đúng khi chơi đàn organ của Phanxco.

Tại sao bạn cần ngồi đúng tư thế khi chơi đàn?

Bất cứ tư thế đứng, ngồi nào đều đặt áp lực lên các cơ, khớp, tư thế tốt sẽ giảm áp lực, dẫn tới sự thay đổi tích cực, tốt cho cột sống và các cơ cốt lõi. Ngoài các tác dụng về thể chất việc ngồi đúng tư thế còn có thể giúp làm giảm căng thẳng.

Việc ngồi không chuẩn sẽ khiến bạn thêm xấu hơn đồng thời gây nên những bệnh liên quan tới cột sống hay lung, nếu là người mới học đàn organ bạn nên ngồi đúng tư thế ngay từ đầu sẽ không ảnh hưởng tới quá trình tập đàn cũng như sẽ khó chỉnh sửa sau này.

Ngồi như thế nào là đúng khi chơi đàn?

Đối với các cuộc thi trình diễn organ hay piano khi người nghệ sĩ lên trình diễn thì việc đầu tiên họ làm đó là chỉnh ghế, điều này cũng nói lên một phần khá quan trọng khi chơi đàn tư thế phải đúng. Bạn thực hiện ngồi như sau:

  • Ngồi chính giữa đàn và ghế đàn ngồi nửa trước của ghế.
  • Vai và tay luôn thả lỏng giữ cho lưng thẳng.
  • Tạo khoảng cách thuận tiện nhất để chơi đàn.
  • Chân luôn đặt trên mặt sàn, chân phải hơi choãi ra.
  • Không nên khon người khi đàn, một số người sẽ có hành động này vì họ sẽ nhìn các phím đàn dễ hơn, một số khác thực hiện một cách vô thức vì căng thẳng hay quá tập trung, bạn nên ngồi thẳng người và dùng mắt nhiều hơn là dùng cổ để nhìn xuống các phím.
  •  Vị trí từ khuỷu tay đến cổ tay phải song song với mawtk bàn, khuỷu tay đặt ra phí trước một chút so với mặt, khi bạn di chuyển cánh tay để bấm các phím, giữ cho 2 khuỷn tay thẳng hàng và 2 bàn tay thẳng hàng, tư thế tay này sẽ giúp bạn giảm độ căng lên vai và cánh tay, vị trí khuỷu tay không quá cao cũng không quá thấp, đảm bảo cho việc đánh đàn.
  • Nếu cần phải cổ gắng với tới các phím ở xa, nên di chuyển bằng hông nhiều hơn lung, điều này có thể thực hiện được dễ dàng nếu như bạn ngồi ở phần trước của chiếc ghế băng, khi đó khớp hông có thể di chuyển dễ dàng do đùi không bị ghế hạn chế, bạn hình dung được mông bạn sẽ di chuyển trên mặt ghế chứ không phải lung bạn chồm theo phím đàn.
  • Nếu chân không hỗ trợ được cho cẳng chân khi di chuyển bạn nên dùng lưng và hông, vì việc tiếp đất trực tiếp sẽ luôn cho bạn sự linh hoạt hơn.

Phải làm sao khi bạn ngồi sai tư thế?

Nếu bạn ngồi sai tư thế thì ngay từ bây giờ hãy đổi tư thế của mình để việc tập chơi đàn organ của bạn được hiệu quả hơn, ít nhiều bạn sẽ gặp phải việc căng cơ bởi cơ chưa quen với cường độ tập luyện chính vì thế tập đàn organ bạn phải có những bài tập thả lỏng giúp giảm sự căng cơ như sau:

  • Nâng tay lên qua đầu và hạ từ từ xuống 2 bên, việc này sẽ giúp bạn thả lỏng được cơ vai.
  • Nhún vai ra phía sau giúp matssage cơ vai, giúp vai đỡ nhức mỏi sau thời gian tập piano.
  • Nắm chặt hai tay với nhau ở phía sau lưng rồi đưa ra đằng sau, mở rộng lồng ngực.
  • Nắm chặt tya ở phía trước với lòng bàn tay hướng ra ngoài, đẩy ra đằng trước, động tác này giúp dãn lưng trên.
  • Ngồi xuống cong đầu gối khoảng 90 độ, ngả ra phía trước, động tác này giúp kéo căng cơ gấp hông, cơ này thường co lại khi ngồi quá lâu.

Hy vọng rằng với những hướng dẫn trên bạn có thể luyện tập cho mình tư tế đúng nhất, giúp những bạn đang học đàn organ có thể làm quen với tư thế đúng hiệu quả, một tư thế đúng, chuẩn, đẹp nhất mà đa số mọi người mới học nhạc đều ngồi sai. Nếu bạn đang ngồi sai hãy sửa ngay nhé.

Xem thêm: Học đàn piano có nên mua đàn cũ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi: 0935 509 456
Contact Me on Zalo