Sự cảm thụ âm nhạc sớm cho trẻ là cần thiết.

lop-thanh-nhac-danh-cho-thieu-nhi

Sự phát triển của trẻ em trong thời gian đầu đời, ngoài các vấn đề dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ thì, âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé.có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển của trẻ giai đoạn đầu đời đã kết luận rằng âm nhạc đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát triển tâm hồn và trí tuệ của trẻ em. Âm nhạc là một trong những yếu tố giúp kích thích trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, tăng khả năng cảm nhận tinh tế và giúp trẻ bộc lộ cảm xúc của mình một cách chân thật nhất, tự nhiên nhất.


images


Đó là lí do các phụ huynh thường cho các bé tham gia các lớp học đàn, học hát khi các con ở độ tuổi mầm non. Cho các con đi học nhạc sớm là một việc làm đúng, nhưng sai lầm của bố mẹ nằm ở việc chọn trường cho con. Các bé ở độ tuổi mầm non thì khó có thể học luyện thanh một cách chuyên nghiệp hay ngồi cả giờ đồng hồ trên đàn để luyện tập. Sự nhàm chán của lối học dành cho người lớn, đôi lúc là sự hà khắc, ép buộc của giáo viên sẽ làm cho các bé cảm thấy chán ghét việc học đàn, hát. Đôi lúc chính những sai lầm trong phương pháp dạy còn mang đến hậu quả nghiêm trọng hơn đó là tạo một sự ám ảnh với âm nhạc và ảnh hưởng đế tâm lí của trẻ.


f


Độ tuổi mầm non là độ tuổi mà bé chỉ có thể cảm thụ âm nhạc. Có nghĩa là các bé chỉ tiếp xúc với đàn bằng cách làm quen với phím đàn, đệm một vài nốt nhạc để hòa tấu với cô hay chơi những trò chơi âm nhạc. Phương pháp dạy cho trẻ ở độ tuổi này là việc kết hợp giữa việc học và chơi với mục đích cuối cùng là cảm thụ âm nhạc. Trong một giờ học sẽ có nhiều hoạt động đan xen nhau để tránh sự nhàm chán và tạo hứng thú cho trẻ. Lớp học chỉ nên tổ chức một tuần một đến hai buổi, điều này giúp các bé thấy nhớ lớp nhạc, các bé sẽ mong chờ đến giờ học thay vì thấy dần chán đi khi một tuần học nhạc quá nhiều lần. Thành công của việc cho bé cảm thụ âm nhạc là giúp các bé có một tình yêu âm nhạc, tạo bước nền vững chắc cho bé về sau.


lop-thanh-nhac-danh-cho-thieu-nhi


Ngoài ra, việc cho bé cảm thụ âm nhạc ở độ tuổi mầm non còn có những lợi ích khác cũng quan trọng không kém. Thông qua những giai điệu không lời giúp bé phát triển trí sáng tạo tối đa, bé có thể tưởng tượng một cách tự do thông qua những cảm xúc của bản thân. Khả năng ngôn ngữ của bé cũng sẽ được phát triển tốt khi bé tập hát trước khi học chữ. Những trò chơi âm nhạc trong quá trình học tập sẽ giúp các bé phát triển khả năng vận động thể chất. Âm nhạc là một trong những yếu tố giúp các bé biểu lộ tình cảm, cảm xúc một cách chân thật nhất. Và cuối cùng, từ trong lớp cảm thụ âm nhạc, các bé sẽ được tiếp xúc với các bạn trong nhóm, điều này giúp tạo cho các bé kĩ năng giao tiếp, kết nối tốt, giúp các bé tự tin hơn.
Đối với các phụ huynh ở Việt Nam thì việc cho con đi cảm thụ âm nhạc vẫn còn khá mới mẻ. Các bố mẹ đã quen với việc cho con đi học đàn theo kiểu truyền thống mặc dù các con còn quá nhỏ. Để có thể hiểu thêm về chương trình cảm thụ âm nhạc các phụ huynh nên cho bé tới tham quan lớp học và xem xét chương trình học phù hợp cho bé. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi: 0935 509 456
Contact Me on Zalo